5 dạng bài PR báo chí cơ bản

Viết được bài PR đăng báo, với người làm nghề content, có thể gọi là bước lên một nấc thang mới trong sự nghiệp. Tuy không tạo ra chuyển đổi ngay, nhưng bài PR luôn được các brand quan tâm vì 7 lợi ích lâu dài:

1. Tăng nhận diện thương hiệu đại chúng
2. Tạo độ uy tín, dùng làm tư liệu truyền thông
3. Xử lý khủng hoảng truyền thông
4. Thông báo ra mắt sản phẩm, dịch vụ, dự án mới…
5. Educate khách hàng, điều hướng dư luận
6. Push sales, hỗ trợ thông tin cho đội sales thuyết phục khách
7. Hỗ trợ SEO, chèn backlink chất lượng trỏ về website…
Có rất nhiều dạng PR và nhiều cách phân loại, nhưng newbie có thể tham khảo 5 dạng bài PR trong ảnh, được sắp xếp dựa trên % tỷ lệ PR/bài.
LƯU Ý:
– Mỗi tờ báo có quy định riêng và tôn chỉ riêng, họ thường không thỏa hiệp với doanh nghiệp để đảm bảo tính khách quan + phù hợp với quy định pháp luật.
– Nguyên tắc đầu tiên của bài PR là cung cấp thông tin hữu ích cho độc giả => sau đó mới đến thương hiệu.
– Nội dung phải khai thác khách quan, nêu được vấn đề rộng, được nhiều người quan tâm, có tính báo chí, xác thực, tiêu biểu hoặc thời sự.
– Gửi nội dung cho báo ít nhất 1-2 ngày trước khi xuất bản. Bài longform cần gửi nội dung định hướng cho báo ít nhất 10 ngày để thiết kế.
– Khi xác định viết PR báo, phải chấp nhận các cấp duyệt “vòng tròn”: Khách hàng => biên tập => khách hàng => biên tập…
– Bài đã xuất bản ở một số báo gần như không thể chỉnh sửa hay gỡ bỏ (kể cả mất phí), vì thế phải thận trọng khi sử dụng ngôn từ + hình ảnh + số liệu (từ các nghiên cứu, thống kê có trích dẫn nguồn uy tín).
Đây chỉ là một góc nhỏ kiến thức, được chia sẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân của Lem Chấp Bút, không phản ánh đầy đủ các khía cạnh của content PR. Trong quá trình viết thực tế, mình tin là bạn sẽ rút thêm nhiều bài học mới.

— Lem Chấp Bút —

Share your love
Facebook
Email

Newsletter